Các hội chứng điển hình khi dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp
Ngoài các tác dụng phụ vừa kể ở trên, một số hội chứng không điển hình dưới đây người bệnh cũng cần chú ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp.
Khi uống thuốc, người bệnh cảm thấy đau hơn, sưng hơn, khớp cứng hơn. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng ngay.
Các biểu hiện viêm khớp gia tăng
Nếu nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 38 độ C), đó có thể là biểu hiện bình thường của phản ứng viêm khớp, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 38 độ C), phải nghĩ đến khả năng về một bệnh nhiễm khuẩn. Nhiều thuốc trị thoái hóa khớp có thể làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu tuần hoàn và làm tăng một cách đáng kể nguy cơ bị các bệnh do vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Các thuốc chính gây suy giảm hệ miễn dịch là: methotrexate, immuran, remicade, cyclosporine, cytoxan… Phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện nhiễm khuẩn sẽ giúp giảm bớt những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.
Các phản ứng này có thể xảy ra vì sự đè nén do phù và viêm vào các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là do thoái hóa dây thần kinh, do hiện tượng viêm và tổn thương mạch máu. Ngoài ra, độc tính của một số thuốc kháng viêm cũng như thuốc làm suy giảm miễn dịch có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ những biểu hiện này để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Rất hiếm khi do các bệnh khớp gây ra, nguyên nhân của triệu chứng này thường là do các thuốc như solganal, myochrysine methoratrexate, hydroxychloro-quine.
Có thể do nhiễm trùng mắt. Nếu kèm theo đau nhức nặng cần phải nghĩ đến bệnh viêm các mạch máu.
Thường do thuốc plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dừng uống thuốc ngay.
Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây
Khi uống thuốc, người bệnh cảm thấy đau hơn, sưng hơn, khớp cứng hơn. Tuy nhiên đó là do thuốc bắt đầu tác dụng (Ảnh minh họa)
Viêm các khớp liên sườn có thể gây đau ngực. Tuy nhiên cũng cần được khám để loại trừ khả năng có bệnh về tim và phổi. Khả năng bị nhiễm khuẩn đường hô hấp do tác dụng giảm miễn dịch của thuốc điều trị bệnh khớp có thể xảy ra và phải được điều trị bằng kháng sinh kịp thời.
Hầu hết các thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: ibuprofen, naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: azathiprine (immuran), prednisolone, methotrexate.
Nên làm gì nếu gặp các tác dụng phụ của thuốc?
Việc gặp tác dụng phụ của thuốc là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình điều trị bệnh. Điều quan trọng là bạn và mẹ của bạn cần phải nhận thức được về các tác dụng phụ này. Trước khi dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ về những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Khi mới bắt đầu dùng thuốc, hãy chú ý tới bất kì triệu chứng bất thường nào mà mẹ bạn gặp phải. Một số tác dụng phụ có thể biến mất dần theo thời gian khi cơ thể đã quen với loại thuốc mới và mẹ bạn vẫn nên tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. Bạn không cần phải gặp bác sĩ nếu các tác dụng phụ nhẹ và bạn cảm thấy bạn có thể tự mình kiểm soát chúng. Bạn nên liên hệ với bác sĩ, nếu:
- Các triệu chứng không giảm dần theo thời gian;
- Chúng ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống;
- Có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng;
- Gặp một trong những tác dụng phụ được liệt kê là nghiêm trọng trong tờ thông tin hướng dẫn sử dụng.
Bạn nên lập tức tìm kiếm trợ giúp y tế, nếu:
Làm thế nào để giảm nguy cơ tác dụng phụ?
Để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp. Bạn và mẹ nên:
- Trước khi dùng thuốc, cần nói với bác sĩ về các loại thuốc (bao gồm cả các loại thuốc bổ) mà mẹ bạn đang sử dụng;
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;
- Không sử dụng đơn thuốc của người khác và không chia sẻ đơn thuốc của mình cho người khác;
- Tìm hiểu về thuốc mà mình sử dụng thông qua các thông tin có trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ;
- Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng các loại thuốc bổ sung không kê đơn;
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
- Một số tác dụng phụ sẽ giảm đi nếu thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, bạn có thể hỏi bác sĩ về những thay đổi này;
- Loại bỏ các thuốc hết hạn sử dụng
Trên đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh thoái hóa khớp. Hi vọng bạn Đức và những bạn đọc còn thắc mắc về vấn đề này đã được giải đáp phần nào và biết cách xử trí khi gặp phải những tác dụng phụ này. Để được tư vấn thêm về các bệnh xương khớp, bạn có thể gọi tới số Hotline tư vấn miễn phí - 0847.835.789 .
Hầu hết các thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp đều có thể gây ra cảm giác buồn nôn (Ảnh minh họa)