- Ăn những thực phẩm giàu Canxi và Omega3 như: trứng, sữa, thịt, cá, giá đỗ, các loại nấm… có tác dụng hạn chế quá trình phá hủy sụn khớp.
- Bổ sung gia vị giảm đau chống viêm: trong các gia vị như húng quế, gừng, quế, hương thảo, tỏi, hành, nghệ… có chứa các chất chống viêm, giảm đau, giảm quá trình lão hóa…
- Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là thực phẩm tốt cho bệnh nhân xương khớp, có tác dụng giảm đau, cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho hệ xương khớp, chống lão. Ví dụ như cà rốt, củ cải đường, khoai lang, súp lơ xanh, đậu bắp,…
- Ăn các loại hoa quả: đặc biệt là các loại quả nhỏ mọng nước như dâu tây, cà chua, cam,,..
- Nên ăn nhạt: quá nhiều muối cũng khiến cơ thể mất canxi, dẫn đến loãng xương, do đó nên ăn nhạt
Trang chủ >>
Đau xương khớp
Món ăn là "kẻ thù" của ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP đang ẩn nấp trong mâm cơm của người Việt
Những món ăn quen thuộc trong mâm cơm hàng ngày lại chính là "kẻ thù" của đau nhức xương khớp khiến cho tình trạng đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay, đau nhức xương khớp do viêm khớp, thoái hóa khớp ngày một nghiêm trọng. Ai cũng "ngỡ ngàng" khi biết món thứ 3!
Tuy muối được coi là một trong những gia vị chính trong bữa ăn hằng ngày nhưng nếu ăn quá nhiều muối, ăn mặn thì làm lượng natri cao trong muối có thể khiến cho các tế bào bị sưng do tích quá nhiều nước. Đây sẽ là thủ phạm khiến cho tình trạng sưng, viêm ở người bị viêm khớp, thoái hóa khớp diễn biến xấu hơn.
Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến nghị: Mỗi người chỉ nên dùng lượng muối tối đa 6gr/ngày, tức là khoảng 1 muỗng cà phê muối. Riêng người bị bệnh tim mạch hoặc đau nhức xương khớp thì nên tiêu thị muối ít hơn lượng trung bình này.
1. Cà muối, dưa muối, thực phẩm lên men
"Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muốn, nhớ cà dầm tương" - có lẽ cài muối, dưa muối là món ăn ưa thích, vô cùng đưa cơm của rất nhiều người Việt. Tuy nhiên, trong những món ăn này có chứa nhiều axit oxalic sẽ khiến cho tình trạng viê, đau nhức xương khớp ở người bị viêm khớp, thoái hóa khớp ngày một nặng nề và nghiêm trọng hơn.
2. Thịt đỏ và nội tạng động vật
Những người bị đau nhức xương khớp cần tránh ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt dê, thịt bê... Những loại thị đỏ này có nhiều axit béo omega-6, khi cơ thể tích tụ nhiều axit này mức cholesterol và các tế bào mỡ có thể tăng lên. Các chất này thúc đẩy sự hình thành axit uric trong máu khiến cho tình trạng viêm nặng hơn. Hậu quả là người bị viêm khớp, thoái hóa khớp sẽ phải gánh chịu những trận đau nhức dữ dội hơn ở nhiều vị trí (đầu gối, lưng, cổ vaui gáy...). Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng, người ăn thịt đỏ nhiều hơn 5 lần/ tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp cao gấp 3 lần.
Đau nhức Xương khớp nên ăn gì?
Phương pháp giúp người bệnh phòng và điều trị đau nhức hiệu quả
Ngoài thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh thì hiện nay có 1 số phương pháp điều trị đau nhức như: chế độ tập luyện, dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.
Tập thường xuyên, mỗi ngày khoảng 30 phút, tùy vào tình trạng bệnh mà sẽ có những bài tập phù hợp khác nhau, cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, tăng sự linh hoạt của khớp.
Với các bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, thường bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau, kháng viêm để giúp bệnh nhân giảm bớt những triệu chứng đau, viêm sưng, kiểm soát quá trình thoái hoá khớp.
Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng các thuốc tây, dễ dẫn đến nhờn thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn trên đường tiêu hóa như loét hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Các phương pháp vật lý trị liệu người bệnh có thể áp dụng như:
- Tập vận động khớp: Hạn chế tình trạng cứng khớp, dính khớp. Tập vận động khớp theo tầm vận động của khớp.
- Siêu âm trị liệu: Có tác dụng giảm viêm.
- Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt lạnh trong đợt viêm cấp, khi đỡ viêm dụng nhiệt nóng để tăng nuôi dưỡng khớp.
Với những trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng, không thể dùng thuốc để điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cho làm phẫu thuật. Tuy nhiên cần hết sức cân nhắc bởi hầu hết người mắc là người cao tuổi, rất dễ gây biến chứng.