2. Có nên xoa bóp khớp gối không? Và khi nào nên xoa bóp ở gối?
1. Tại sao đau khớp gối, thoái hóa khớp gối lại khó chữa?
Trang chủ >>
Thoái hóa khớp
Xoa bóp giúp Giảm Đau khớp gối, thoái hóa khớp - Hiệu quả lâu dài
Có lẽ bạn không biết đa số các xương trong cơ thể được hình thành từ sụn. Sụn hình thành vào tháng thứ 1 của phôi thai, phát triển dần đến cuối tháng thứ 2 thì bị mạch máu xâm lấn. Các tế bào mạch máu phá hủy sụn và chỗ sụn bị phá hủy được thay thế bằng các mô xương.
Quá trình phát triển này sẽ tiếp tục cho đến khi 25 tuổi, tại thời điểm này con người sẽ đạt khối lượng xương tốt nhất. Từ năm 25 tuổi – 40 tuổi, hai quá trình tạo xương và hủy xương luôn cân bằng giúp hệ xương duy trì ổn định.
Tuy nhiên, sụn khớp không chứa thần kinh hay mạch máu, nó nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ các tổ chức xương dưới sụn. Khi tuổi càng cao, sự nuôi dưỡng này giảm dần và quá trình hủy xương chiếm ưu thế khiến cho sụn khớp bắt đầu mất đi độ đàn hồi, thoái hóa và nứt vỡ, thoái hóa khớp.
Theo các nghiên cứu, sự tác động vào một số huyệt vị ở khớp còn giúp cải thiện các chức năng tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết ở người cao tuổi.
Nhiều người lầm tưởng khi nào khớp gối bắt đầu có hiện tượng đau, sưng thì xoa bóp khớp gối. Điều này là hoàn toàn sai lầm?
Việc xoa bóp khớp gối sẽ có hiệu quả tốt nhất khi thực hiện đều đặn hàng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, khi khớp gối không đau hoặc đau nhẹ, có các hiện tượng cứng khớp và lạo xạo khớp gối.
Trong trường hợp cơn đau nhiều, kèm theo sưng đỏ vùng khớp, việc xoa bóp trực tiếp sẽ càng làm khớp tổn thương, làm cơn đau nặng lên. Trường hợp này cần phải giải quyết triệu chứng sưng đau trước, sau đó mới phục hồi lại khớp bằng biện pháp khác. Để giảm đau khớp trong giai đoạn đau cấp tính này, bạn có thể thực hiện 1 số biện pháp sau đây:
- Nếu có hiện tượng sưng nóng ở khớp, sờ có cảm giác nóng, thì chườm lạnh vào khớp khoảng 15-20 phút. Nếu khớp chỉ đau không sưng, không nóng thì nên chườm nóng bằng lá ngải cứu sao với muối, hoặc nước rễ lá lốt
- Kê chân lên gối cao vừa đủ, hạn chế đi lại và xoa bóp vào gối
- Uống thuốc giảm đau nhanh tại chỗ khi cơn đau không chịu được.
Một số động tác xoa bóp tốt cho khớp gối, dễ thực hiện, bạn đọc có thể tham khảo. Nên thực hiện đều đặn hàng ngày, buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
3. Xoa bóp như thế nào để giảm đau hiệu quả - lâu dài
- Xát khớp gối: Người bệnh ngồi trên nền phẳng, hai chân duỗi thẳng. Lòng bàn tay ôm vào khớp gối, sát từ trên xuống dưới và ngược lại. Làm từ 10-15 lần
Khi sụn bị lão hóa nứt vỡ trong thoái hóa khớp dẫn đến các hệ quả sau:
- Sự hình thành các gai khớp gối, gai này phát triển to dần chèn ép vào dây thần kinh và mạch máu gây đau
- Dịch khớp bị giảm cả về chất lượng và số lượng dẫn đến tình trạng khô khớp và phá dịch gì khớp vào buổi sáng
- Khoảng cách giữa 2 đầu xương hẹp lại, làm cử động các khớp bị khó khăn, hạn chế vận động
- Trong trường hợp các mảnh vụn nhở của sụn khớp bị vỡ ra, hoặc khi thời tiết thay đổi kích thích dịch khớp sẽ gây ra tình trạng viêm khớp gối cấp tính, với các biểu hiện sưng nóng đỏ đau
- Quá trình thoái hóa này sẽ diễn ra sớm và nhanh hơn nếu người bệnh có thói quen sinh hoạt sai tư thế, thường xuyên bê vác lao động nặng, béo phì, ăn uống không đủ dinh dưỡng, hay phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.
Vậy để sụn khớp trở lại khỏe mạnh như khi chúng trẻ là không thể, kể cả trường hợp thay sụn khớp thì cũng chỉ được một thời gian ngắn. Do đó, hướng điều trị hiện nay là làm chậm quá trình thoái hóa này của sụn khớp và khắc phục những triệu chứng đau nhức gối do thoái hóa khớp gối gây nên.
Vậy Xoa bóp khớp gối có tác dụng gì và tại sao mọi người lại hay thực hiện đến vậy? Theo y học cổ truyền, việc tác động vào khớp đúng kĩ thuật sẽ giúp giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ cho khớp, góp phần chống viêm, giảm đau:
- Đối với cơ: Tăng cường đàn hồi, phòng chống hiện tượng teo cơ
- Đối với ổ khớp: Tăng cường dịch khớp làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động dễ dàng hơn
- Đối với xương: Cải thiện tuần hoàn giúp xương nuôi dưỡng tốt hơn, làm tan tụ máu, chống kết dính các sợii gân cơ trong xương
- Day khớp gối: Lòng bàn tay ôm vào 2 đầu khớp gối, day tròn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Làm từ 10-15 lần
- Vận động khớp gối: Ngồi thả lỏng, đặt cẳng chân vuông góc với đùi. Hai tay ôm lấy khớp gối co duỗi nhẹ nhàng. Làm cả 2 chân từ 10-15 lần.
Để biết thêm kinh nghiệm hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống và viêm khớp dạng thấp, bạn đọc liên hệ Hotline: 0847.835.789